Bí quyết giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Dưới đây là thông tin về bí quyết giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn cùng với chia sẻ về những việc làm của phụ huynh đang ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của bé.

Bí quyết giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cho con có thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng và phát triển tốt hơn. Dưới đây là những bí quyết giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

1.Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho bé

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ lành mạnh cho bé sẽ giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh. Các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cho thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa dễ dàng hơn. Điều trị và giảm thiểu các triệu chứng khó tiêu, tiêu chảy, đầy bụng,.. rất hiệu quả. Đồng thời, cân bằng nguồn dinh dưỡng trẻ nạp vào cơ thể.

Bổ sung chất xơ cho bé
Bổ sung chất xơ cho bé

Các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến là: Bưởi, táo, đu đủ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại rau,…

2. Chuyển đổi các loại thức ăn mềm để giảm tải hoạt động của hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa ở trẻ còn non kém nên sẽ dễ mắc các chứng như khó tiêu, đầy hơi,… việc thay đổi một số loại thức ăn của bé sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động nhẹ nhàng hơn, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho con ăn cháo, bột, đồ ăn xay nhuyễn, sinh tố,… giúp con bổ sung thêm dưỡng chất mà lại giảm tải cho hệ tiêu hóa.

3. Cho con ăn sữa chua

Trong sữa chua có các lợi khuẩn probiotics nên giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt hơn các loại dinh dưỡng. Mẹ nên duy trì cho con ăn sữa chua hàng ngày để bé tránh được các bệnh về hệ tiêu hóa và hay ăn chóng lớn.

Cho trẻ ăn sữa chua
Cho trẻ ăn sữa chua

4.Mẹ hãy chọn dinh dưỡng dễ tiêu hóa cho trẻ

Chọn sữa chứa đạm thủy phân (đạm whey) một phần, với hỗn hợp đa đường bột, giảm lactose, kết hợp với hỗn hợp chất béo không dầu cọ và tăng cường chất xơ GOS sẽ giúp trẻ nhỏ không gặp các vấn đề rắc rối ở hệ tiêu hóa như: đầy hơi, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, … từ đó, hấp thu đầy đủ các dưỡng chất và phát triển toàn diện.

5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp thức ăn di chuyển trong hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng và nhờ vậy mà làm giảm táo bón. Việc tập thể dục có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và một cơ thể cân đối với cân nặng phù hợp là điều kiện rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho hệ tiêu hóa của bạn.

6. Cho bé uống đủ nước

Nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa. Uống nước đều đặn hàng ngày là một trong những cách dễ làm và hiệu quả để cải thiện hệ tiêu hóa của bé.

7. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn

Mẹ hãy đảm bảo thức ăn của bé luôn được chế biến từ nguyên liệu sạch, an toàn và tươi ngon. Nên cho bé ăn từng bữa tách biệt, hạn chế tình trang hâm đi hâm lại thức ăn để đảm bảo sự tươi ngon.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia, nếu có thắc mắc cần tư vấn hỗ trợ liên hệ để được chuyên gia tư vấn cho bạn.

Xem thêm: Các món ăn dinh dưỡng cho trẻ em tăng cân hiệu quả

Những sai lầm của mẹ làm hỏng hệ tiêu hóa của con

Dưới đây là những sai lầm phổ biến của mẹ khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị phá hỏng mà rất nhiều các ông bố, bà mẹ đang mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để có cái nhìn rõ hơn nhé.

Cho con ăn dặm quá sớm

Nhiều bé có biểu hiện lười bú sữa nên mẹ thường cho con ăn dặm bổ sung vì sợ thiếu dinh dưỡng. Ban đầu, trẻ thường có biểu hiện ăn tốt và bố mẹ sẽ chuyển thêm nhiều loại thực phẩm cho bé ăn dặm. Sau một khoảng thời gian thì bé có thể có những biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt, tiêu chảy, táo bón,…

Những trường hợp này được chuẩn đoán chủ yếu là do rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh nên không thể dung nạp được toàn bộ các loại thực phẩm mẹ cung cấp.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Trộn lẫn nhiều loại hoa quả

Nhiều mẹ nghĩ rằng việc trộn lẫn nhiều loại hoa quả là cách giúp con có thể tiếp thu hơn nhiều chất dinh dưỡng từ các loại hoa quả.Với người lớn thì đây là cách làm đúng, nhưng với hệ tiêu hóa non nớt của bé thì có thể khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, việc cho con ăn từng loại quả riêng biệt giúp bé cảm nhận hương vị và như một cách học về phân biệt từng loại quả.

Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn

Nhiều gia đình quan niệm ăn hoa quả sau bữa ăn giúp tráng miệng nhưng cách này vô tình làm cản trở hoạt động của dạ dày, khó tiêu hóa hơn để hấp thu chất dinh dưỡng. Bé có thể bị phát sinh thêm chứng khó tiêu, đầy bụng hơn.

ăn hoa quả sau bữa ăn
ăn hoa quả sau bữa ăn

Cho bé ăn quá no

Không phải ăn nhiều sẽ tốt mà mẹ cần quan tâm đến liều lượng vừa đủ khi cho con ăn. Ăn no quá khiến hệ tiêu hóa của bé bị khó chịu , chức năng tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng và nếu ăn no trong một thời gian dài có thể khiến dạ dày bị kém chức năng.

Cho con ăn cháo ăn liền

Cháo ăn liền là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã không còn được nguyên vẹn, thậm chí là biến đổi hoàn toàn. Đây không phải là một sự lựa chọn lành mạnh cho các bé có hệ tiêu hóa vô cùng non yếu. Do đó, mặc dù món cháo ăn liền rất tiện lợi, nhanh chóng trong chế biến nhưng không thích hợp cho các bé đang tập ăn.

Cho ăn cháo ăn liền
Cho ăn cháo ăn liền

Tư thế ngồi sai khi ăn uống

Nhiều người không coi trọng tư thế ngồi khi ăn uống, có người thích ngồi trên sofa hoặc ngồi xổm hoặc thậm chí ngồi gù lưng để ăn uống mà không nghĩ rằng điều này sẽ gây hại cho sức khỏe. Những dáng ngồi sai không chỉ gây áp lực lớn lên dạ dày và khoang bụng, mà còn có thể làm giảm chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, trong lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa.

Do trẻ biếng ăn, lười ăn

Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ đau dạ dày vì đói và hay ăn vặt. Kèm theo đó là các dấu hiệu ợ chua, nôn trớ, viêm họng do trào ngược dạ dày. Trẻ không những bị hỏng hệ tiêu hóa từ nhỏ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và trí tuệ. Những trẻ biếng ăn lâu ngày luôn rơi vào vòng luẩn quẩn: biếng ăn – kém đề kháng – ốm – biếng ăn.
Do đó các bệnh phụ huynh cần lưu ý khi cho con cái ăn nhé, tránh vì những sai lầm này mà khiến cho đường tiêu hóa của trẻ nhỏ không tốt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*