Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh gây rất nhiều khó chịu cho trẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho bé.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản gây nên tình trạng nôn, trớ, khò khè, sặc gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Trào ngược dạ dày thực quản đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng. Trong 3 tháng đầu đời, trẻ thường bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý, tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn và chế độ ăn đặc dần. Tuy nhiên, có 5% trẻ vẫn tiếp tục bị trào ngược dạ dày thực quản sau 1 tuổi ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thức ăn và có nguy cơ chuyển sang mắc trào ngược bệnh lý.

Mời các mẹ tham khảo bài viết liên quan

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản?

benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

– Trẻ thường xuyên bị nôn, trớ, khò khè

– Quấy khóc

– Chậm tăng cân

– Đối với trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sau 1 tuổi gồm: Trẻ chậm lên cân, sợ ăn, viêm phổi tái phát nhiều lần…

Khi thấy trẻ có những triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần chủ động đưa con đến bệnh viện có chuyên khoa hô hấp để được thăm khám và chẩn đoán xem là bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý hay bệnh lý, từ đó có biện pháp xử trí phù hợp.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản?

Thông thường, trẻ sơ sinh thường xuyên trớ sữa sau khi bú. Tình trạng này được gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do:

-Dạ dày của trẻ sơ sinh đa phần là nằm ngang, cao hơn so với người lớn và các cơ thắt ở hai đầu dạ dày hoạt động chưa ổn định.

– Do cơ thắt thực quản dưới của trẻ sơ sinh còn yếu nên không đủ sức cản sữa hay thức ăn trào lên thực quản. Thêm vào đó thức ăn cho trẻ sơ sinh đa phần ở thể lỏng, trẻ lại hay nằm nhiều sau ăn nên dễ lọt qua cơ thắt thực quản dưới làm cho trẻ dễ bị trào ngược sau ăn.

– Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng trào ngược là do trong quá trình chuyển dạ trẻ bị nuốt phải một phần nước ối và dịch.

– Trẻ nằm bú hoặc ăn sai tư thế: Khi bé bú đêm hay bú sữa bình, các mẹ thường đăt các bé nằm bú. Ở tư thế này dạ dày như một chai sữa bị đặt nằm ngang khiến cho trẻ rất dễ bị trào ngược.

nguyen-nhan-cach-khac-phuc-trao-nguoc-da-day

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh khắc phục như thế nào?

Thông thường, mẹ vẫn duy trì các cữ cho bú hoặc uống sữa trong ngày nếu các bé nhìn chung vẫn khỏe mạnh và tăng trưởng bình thường. Để giảm nôn trớ, mẹ nên áp dụng một số cách sau đây:

– Cho bé ợ hơi khi bú hết 1 bên ngực hoặc khoảng 50ml sữa.

– Cho thêm 1 thìa cà phê bột gạo sữa vào bình sữa công thức hoặc sữa mẹ đã được vắt ra.

– Ôm bé thẳng đứng 20-30 phút sau khi bú

– Kê cao đầu bé khi ngủ

– Khi bé bắt đầu ăn dặm, thức ăn đặc sẽ giúp bé ít bị trào ngược hơn

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, các mẹ nên chú ý. Việc giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ giúp các bé hay ăn chóng lớn, tránh được những ảnh hưởng xấu của chứng bệnh này nên hệ tiêu hóa và hô hấp của trẻ.

Hi vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên của chúng tôi, giúp ích cho các mẹ có thêm kiến thức về những biểu hiện trớ khi bú sữa, khi ăn của trẻ biết đấy là bệnh gì và biết hướng xử lý kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, nếu như trẻ thường xuyên gặp tình trạng này, ngày một nặng hơn các mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới trung tâm y tế gần nhất để khám, tìm nguyên nhân và cách khắc phục nhé

 

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*